Onospod

Amazon PPC là gì? Tip chạy quảng cáo PPC trên Amazon 

Chạy quảng cáo PPC trên Amazon là một chiến lược hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa doanh thu. Bằng cách sử dụng quảng cáo PPC, các nhà bán hàng có thể định hình, tăng cường và mở rộng phạm vi hiển thị sản phẩm của họ trên Amazon, tạo điều kiện thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Ngoài ra, quảng cáo PPC còn giúp cải thiện vị trí xếp hạng sản phẩm trong kết quả tìm kiếm của Amazon, từ đó gia tăng khả năng bán hàng và doanh thu.

Trong bài viết này, hãy cùng Onospod tìm hiểu Amazon PPC là gì!

PPC Amazon là gì?

PPC Amazon, hay Pay-Per-Click Amazon, là một hình thức quảng cáo Amazon cung cấp cho các sellers. Với PPC, bạn chỉ phải trả phí cho Amazon mỗi khi có người nhấp vào và xem quảng cáo.

Hầu hết các seller trên Amazon đều sử dụng hình thức quảng cáo này bởi nó hiệu quả trong việc đưa sản phẩm lên đầu trang kết quả tìm kiếm và tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

Các loại quảng cáo PPC trên Amazon

Để hiểu sâu hơn về Amazon PPC là gì, hãy tiếp tục tìm hiểu về các loại quảng cáo PPC Amazon.

Theo báo cáo, có tới 79% các doanh nghiện vừa và nhỏ (Amazon SMB sellers) quảng cáo sản phẩm của họ trên và ngoài Amazon. Có ba loại quảng cáo Pay-per-click (PPC) trong đó quảng cáo Sản phẩm (Sponsored Products ads) được sử dụng nhiều nhất với 77%.

  • Sponsored Products ads: 77% 
  • Sponsored Brands ads: 39%
  • Sponsored Display ads: 30%

Sponsored Product Ads (Quảng cáo sản phẩm)

Amazon Sponsored Product Ads

Quảng cáo sản phẩm tài trợ (Sponsored Products Ads) cho phép bạn quảng bá các sản phẩm riêng lẻ với khả năng nhắm mục tiêu chính xác dựa trên từ khóa mà khách hàng thường tìm kiếm.

Loại quảng cáo này giúp sản phẩm của bạn tăng khả năng hiển thị trong những truy vấn tìm kiếm từ khóa cụ thể. Nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng thường xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và trang danh sách sản phẩm. 

Để tạo một chiến dịch Sponsored Products Ads, bạn có thể chọn nhắm mục tiêu tự động (automatic targeting) hoặc nhắm mục tiêu thủ công (manual targeting).

Automatic targeting

Phần lớn chỉ những sellers mới kinh doanh trên Amazon chọn nhắm mục tiêu tự động khi chạy quảng cáo vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm.

Với Automatic Targeting, Amazon sẽ sử dụng thuật toán để tìm ra những từ khóa liên quan đến sản phẩm. Sau khi chạy quảng cáo một thời gian, Amazon sẽ dựa vào những dữ liệu thu thập được từ các lượt click và mua hàng của khách hàng để điều chỉnh quảng cáo giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Manual targeting

Không tiện lợi như nhắm mục tiêu tự động, nhắm mục tiêu thủ công đòi hỏi bạn bỏ nhiều công sức hơn để tự nghiên cứu từ khóa cho sản phẩm.

Mặc dù đòi hỏi nhiều công sức hơn để theo dõi và điều chỉnh, nhưng chiến lược này thường mang lại hiệu quả cao hơn và giảm chi phí quảng cáo dài hạn.

Sponsored Brand Ads (Quảng cáo thương hiệu)

Amazon Sponsored Brand Ads

Quảng cáo Thương hiệu (Sponsored Brands) của Amazon là một loại quảng cáo phổ biến khác mà các seller trên Amazon thường sử dụng. 

Sponsored Brands có ba định dạng:

  • Product collection
  • Store spotlight
  • Videos

Quảng cáo Thương hiệu thường xuất hiện ở vị trí đầu trang kết quả tìm kiếm của Amazon, với logo của thương hiệu, một tiêu đề tùy chỉnh và ba sản phẩm nổi bật. Chúng cũng có thể xuất hiện phía dưới trang ở dạng video, dài từ 15-30 giây giới thiệu một sản phẩm cụ thể. 

Khi người mua hàng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển đến trang cửa hàng của thương hiệu hoặc một trang tìm kiếm tùy chỉnh chứa danh sách các sản phẩm của thương hiệu đó.

Khác với Quảng cáo Sản phẩm Tài trợ, Quảng cáo Thương hiệu không chỉ giới hạn trong việc quảng cáo một sản phẩm đơn lẻ. Thay vào đó, chúng tập trung vào việc xây dựng và tạo ra sự nhận biết thương hiệu. 

Đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm khác mà bạn cung cấp, cũng như giúp khách hàng nhận biết và nhớ đến thương hiệu và cuối cùng là tăng cường doanh số bán hàng.

Quảng cáo Hiển thị (Sponsored Display ads)

PPC Amazon Sponsored Display ads

Quảng cáo Hiển thị Tài trợ (Sponsored Display ads) là hình thức quảng cáo duy nhất có thể xuất hiện ngoài trang web Amazon.

Không giống như Sponsored Products and Sponsored Brands ads, Sponsored Display ads có thể xuất hiện trên các trang web liên kết của Amazon, bao gồm Google, Facebook, Netflix và thậm chí cả ứng dụng điện thoại di động.

Bên cạnh đó, chúng sẽ xuất hiện trên trang sản phẩm Amazon, trang kết quả tìm kiếm và dưới giỏ hàng của khách hàng.

Quảng cáo Hiển thị Tài trợ cho phép bạn nhắm mục tiêu lại những khách hàng đã xem sản phẩm của bạn hoặc sản phẩm tương tự và cố gắng khuyến khích họ trở lại và hoàn tất giao dịch mua hàng.

Sponsored Display là loại quảng cáo PPC mới nhất mới chỉ có 25% seller sử dụng.

Sponsored Display có đặc điểm khá hay là không yêu cầu bạn phải chọn từ khóa, thay vào đó, hệ thống Amazon sẽ tự động nhắm mục tiêu đến những khách hàng tiềm năng dựa trên lịch sử duyệt web và mua hàng của họ.

Việc này giúp giảm bớt thời gian và công sức. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, vì đặc thù của nó, Quảng cáo Hiển thị Tài trợ có thể không phù hợp với tất cả các loại sản phẩm và mục tiêu kinh doanh.

Hướng dẫn tạo chiến dịch quảng cáo PPC Amazon

Sponsored Product Ads (Quảng cáo sản phẩm) là sự lựa chọn phổ biến nhất với tất cả các seller, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập một chiến dịch chạy quảng cáo sản phẩm chi tiết nhất.

Hướng dẫn tạo chiến dịch Amazon Sponsored Product Ads

Sponsored Product Ads (Quảng cáo sản phẩm) là sự lựa chọn phổ biến nhất với tất cả các seller, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập một chiến dịch chạy quảng cáo sản phẩm chi tiết nhất.

Nhắm mục tiêu tự động

Bước 1: Đăng nhập vào “Amazon Seller Central” và chọn “Advertising” sau đó chuyển sang “Campaign Manager

Nếu bạn chưa có tài khoản Amazon seller, thì đây là hướng dẫn dành cho bạn: Cách tạo tài khoản bán hàng trên Amazon

Bước 2: Chọn “Create campaign” sau đó nhấn “Continue” dưới Sponsored Products.

Cách tạo chiến dịch Amazon PPC

Bước 3: Điền thông tin vào phần “Settings” của trang Tạo chiến dịch.

Quảng cáo PPC trên Amazon
  • Campaign name – Tên chiến dịch: Tên cho chiến dịch nên đặt theo tên sản phẩm, sau đó sử dụng tên trong Group Ads (xem phần dưới) với các biến thể của sản phẩm nếu có.
  • Date – Ngày: Chọn ngày bắt đầu và ngày kết thúc cho chiến dịch của bạn. Nếu bạn muốn chiến dịch của mình chạy vô thời hạn, hãy để trống trường ngày kết thúc.
  • Daily budget – Ngân sách hàng ngày: Amazon cho phép bạn đặt số tiền tối đa bạn muốn chi cho quảng cáo mỗi ngày. Khi mới chạy ads, bạn nên đặt ngân sách hàng ngày của mình từ $50 trở lên. Hầu hết chi phí cho mỗi lần nhấp sẽ nằm trong khoảng từ $0,5 – $1,5. Nếu ngân sách của bạn chỉ có $10 sẽ rất nhanh hết.

Targeting – Nhắm mục tiêu: Chọn “automatic” cho quảng cáo sản phẩm được tài trợ nhắm mục tiêu tự động.

Bước 4: Chọn chiến lược đặt giá thầu – campaign bidding strategy

Có ba loại chiến lược đặt giá thầu:

  • Dynamic bids – down only
  • Dynamic bids – up and down
  • Fixed bids – Giá thầu cố định

Khi bắt đầu, bạn nên chọn ‘Dynamic bids – up and down‘ để tối đa hóa cơ hội tạo doanh thu trên Amazon.

Bước 5: Tạo nhóm quảng cáo – Ad group 

  • Ad group name: Bạn nên đặt tên cho nhóm quảng cáo theo loại chiến dịch cộng với biến thể của sản phẩm.
  • Sản phẩm – Product: Chọn sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo. Chọn ít nhất một sản phẩm cho mỗi nhóm quảng cáo khi bạn bắt đầu. 

Bước 6: Chọn chiến lược nhắm mục tiêu – Targeting 

Ở mục này thì bạn tích vào Automatic Targeting nhé

Bước 7: Đặt giá thầu – Bidding Strategy

Có hai cách để đặt giá thầu:

Đặt giá thầu mặc định – Set default bid

Nếu muốn mọi thứ trở nên dễ dàng cho chính mình, bạn có thể đặt giá thầu mặc định cho tất cả các loại đối sánh. Amazon đề xuất $0,75 để bắt đầu vớ bất kể sản phẩm nào. Tuy nhiên, bạn nên đặt giá thầu mạnh hơn một chút từ $1,50 đến $2,00.

Đặt giá thầu theo nhóm nhắm mục tiêu – Set bids by targeting group

Để nhắm mục tiêu tự động nâng cao hơn chút, bạn có thể chọn giá thầu theo nhóm nhắm mục tiêu, đặt số tiền khác nhau cho bốn chiến lược.

  • Close Match
  • Loose Match
  • Substitutes
  • Complements

Bước 8: Chọn từ khóa phủ định – Negative keywords

Để tối ưu hóa quảng cáo của bạn trên Amazon, việc sử dụng từ khóa phủ định là cách tiếp cận hiệu quả. Từ khóa phủ định giúp bạn loại bỏ những từ khoá hoặc cụm từ không phù hợp, giúp quảng cáo của bạn hiển thị chính xác hơn với mục tiêu khách hàng của mình.

Ví dụ bạn đang quảng cáo cho sản phẩm “oversized print on demand T-shirt” và bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện với từ khoá “oversized jeans”. Trong trường hợp này, từ khóa “oversized jeans” có thể được thêm vào danh sách từ khóa phủ định.

Tuy nhiên, khi bạn mới bắt đầu một chiến dịch quảng cáo, bạn nên để trống phần từ khóa phủ định. Lý do là khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên tiếp cận và thu thập càng nhiều dữ liệu khách hàng càng tốt. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng mục tiêu và tinh chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình theo thời gian.

Bước 9: Khởi động chiến dịch – Launch campaign

Hãy chắc chắn kiểm tra kỹ tất cả các thông tin, sau đó, khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấp vào nút  “Launch campaign” ở cuối trang. 

Thường mất 30 phút đến một giờ để quảng cáo của bạn xuất hiện trên Amazon.

Nhắm mục tiêu thủ công

Bước 1: Tạo danh sách từ khóa

Trước khi tiến hành tạo chiến dịch quảng cáo PPC Amazon nhắm mục tiêu thủ công, bạn cần chuẩn bị sẵn một danh sách từ khóa của sản phẩm.

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm mà bạn định quảng cáo. Đặt mình vào vị trí của người mua: họ sẽ sử dụng những từ ngữ nào để tìm kiếm sản phẩm này trên Amazon? Đây chính là từ khóa mục tiêu của bạn.

Sau đó bạn sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để tạo một danh sách từ khóa cho sản phẩm.

  • Có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa mà bạn có thể sử dụng để tìm hiểu về các từ khóa mà người dùng thường xuyên tìm kiếm. Công cụ như Google Keyword Planner, SEMrush, hoặc Ahrefs có thể cung cấp cho bạn danh sách các từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng gợi ý từ thanh tìm kiếm Amazon, nó sẽ hiển thị những cụm từ hay được tìm kiếm cho sản phẩm đó nhất.
  • Cách khác, hãy xm xét các từ khóa mà các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng trong các quảng cáo của họ để xác định những từ khóa nào có thể phù hợp với chiến dịch của bạn.

Sau khi có danh sách từ khóa, hãy phân chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên các tiêu chí như mức độ liên quan, khả năng chuyển đổi, và mức độ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra các chiến dịch nhắm mục tiêu thủ công hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể sử dụng danh sách từ khóa này để tối ưu SEO danh sách bán hàng, điều này cũng giúp sản phẩm tăng khả năng hiển thị hiệu quả.

Bước 2: Chọn nhắm mục tiêu thủ công – Manual Targeting 

Bạn hãy làm theo bước 1 – bước 5 của hướng dẫn nhắm mục tiêu tự động, sau đó tới bước 6 thay vì chọn Automatic Targeting, bạn cần chọn “Manual Targeting”.

Trong phần này, có hai loại chiến lược nhắm mục tiêu thủ công: theo từ khóa (keyword targeting) và theo sản phẩm (product targeting). Bạn chọn nhắm mục tiêu theo từ khóa.

Bước 3: Thêm từ khóa vào chiến dịch

Quảng cáo PPC Amazon

Có ba cách để bạn có thể thêm từ khóa vào các chiến dịch quảng cáo:

  • Có liên quan – Related: Hệ thống Amazon sẽ gợi ý cho bạn những từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn. Bạn có thể thêm tất cả các từ khóa cùng một lúc hoặc loại bỏ bất kỳ từ nào bạn cảm thấy không liên quan.
  • Thêm danh sách – Enter list: Bạn chọn và nhập từ khóa mà bạn đã tạo ở bước 1.

Tải file – Upload file: Bạn có thể tải trực tiếp file .CSV (bảng tính) chứa các từ khóa của mình.

Bước 4: Đặt giá thầu cho từ khóa

Sponsored Ads Amazon

Sau khi bạn thêm từ khóa, Amazon sẽ hiển thị các từ khóa trong cột bên phải với các loại đối sánh đã chọn và giá thầu được đề xuất.

Bạn có thể điều chỉnh giá thầu khi bạn thấy phù hợp.

Hãy cài đặt ngân sách hàng ngày cẩn trọng. Trong trường hợp bạn có nhiều từ khóa, mỗi từ khóa có giá thầu từ $1 trở lên, thì chỉ sau 9-10 nhấp chuột, quảng cáo của bạn sẽ không còn hiển thị nữa vì hết ngân sách.

Sau đó bạn kiểm tra lại các thông tin và chọn “Launch Campaign” để khởi chạy chiến dịch.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin và hướng dẫn cơ bản trả lời cho câu hỏi “Amazon PPC là gì?”. Amazon PPC là công cụ quảng cáo mạnh mẽ mà Amazon mang đến cho các nhà bán hàng. Từ Quảng cáo Sản phẩm Tài trợ, Quảng cáo Thương hiệu Tài trợ, đến Quảng cáo Hiển thị Tài trợ, mỗi loại có ưu điểm riêng và hỗ trợ nhà bán hàng tiếp cận khách hàng mục tiêu theo cách hiệu quả nhất. Việc hiểu rõ và sử dụng linh hoạt Amazon PPC sẽ giúp tối ưu hoá việc quảng bá sản phẩm, gia tăng doanh số và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Mong rằng bài viết hữu ích cho các hoạt động kinh doanh sắp tới của cửa hàng bạn!

Shopping cart close