Onospod

Tăng doanh thu Print on Demand với Cross sell và Upsell

Cross sell và Upsell là gì?

Trong mô hình kinh doanh Print on Demand (POD), cross-sell và upsell là hai chiến lược kinh doanh rất quan trọng để tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Cross-sell cho phép bạn đề xuất cho khách hàng các sản phẩm tương tự hoặc bổ sung để phù hợp với nhu cầu của họ, trong khi upsell cung cấp cho khách hàng các sản phẩm cao cấp hơn hoặc có chất lượng tốt hơn để cải thiện trải nghiệm mua sắm của họ.

Với chiến lược cross-sell và upsell, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và đồng thời tạo dựng lòng tin và sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm của mình.

Vậy cross-sell và upsell là gì? Làm sao để tối ưu kinh doanh các sản phẩm cross-selling và upselling? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Tìm hiểu Cross sell và Upsell 

Cross-sell là gì?

Cross sell là gì?

Cross-selling (bán chéo) là việc đề xuất cho khách hàng mua thêm các sản phẩm khác liên quan đến sản phẩm mà họ đang quan tâm hoặc mua.

Ví dụ, nếu khách hàng đang quan tâm tới một chiếc cốc uống cafe, cross-selling sẽ đề xuất cho khách hàng mua các sản phẩm khác có liên quan như thìa cafe.

Upsell là gì?

Upselling là gì?

Upselling (bán gia tăng) là việc đề xuất cho khách hàng mua các sản phẩm có giá trị cao hơn so với sản phẩm mà họ đang quan tâm với mục tiêu khiến họ chi nhiều tiền hơn.

Ví dụ, nếu khách hàng đang xem xét một chiếc T-shirt Print on Demand có giá 10$, upselling sẽ đề xuất cho họ mua chiếc áo cao cấp hơn, chất liệu tốt hơn hoặc thiết kế độc đáo hơn với giá 15$.

Sự khác biệt giữa Cross sell và Upsell

Cross-sell và Upsell đều là các chiến lược bán hàng được sử dụng trong kinh doanh để tăng doanh số bằng cách tăng giá trị đơn hàng. Tuy nhiên, hai chiến lược này khác nhau về cách thức và mục đích của chúng.

Trong khi Upselling tập trung vào việc tăng giá trị đơn hàng và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm có giá trị cao hơn, thì cross-selling liên quan đến việc thuyết phục khách hàng mua thêm các sản phẩm đi kèm, liên quan tới sản phẩm chính mà họ quan tâm.

Tại sao không thể bỏ qua Cross sell và Upsell khi kinh doanh Print on Demand?

Lợi ích Cross sell và Upsell

Gia tăng lợi nhuận

Cross-selling và upselling là những kỹ thuật bán hàng hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn tăng doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm Print on Demand.

Chẳng hạn, nếu khách hàng mua một chiếc áo thun POD, thì bạn có thể cross sell bằng cách giới thiệu thêm các sản phẩm như mũ hoặc túi xách để khách hàng có thể mua thêm các sản phẩm khác và gia tăng doanh thu cho cửa hàng.

Việc áp dụng cross-selling và upselling trong kinh doanh thực sự hiệu quả trong việc tối đa giá trị khách hàng và tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Gia tăng lòng trung thành và trải nghiệm khách hàng

Việc upsell và cross-sell còn giúp nâng cao sự trung thành và trải nghiệm của khách hàng. Bằng cách đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn và phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng, bạn có thể tạo ra sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng.

Điều này cũng tăng khả năng khách hàng quay lại và tiếp tục mua hàng từ cửa hàng của bạn trong tương lai.

Tăng ROI

Sử dụng kỹ thuật Cross sell và Upsell có thể giúp tăng ROI (Return on Investment) cho cửa hàng Print on Demand.

Bằng cách giới thiệu thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến sản phẩm mà khách hàng đã mua, cửa hàng của bạn có thể bán được nhiều sản phẩm hơn mà không mất các chi phí marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng mới.

Mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng

Với kỹ thuật Upsell Cross sell, khách hàng sẽ nhận được những đề xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Điều này giúp giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp và đồng thời có trải nghiệm mua hàng tốt hơn.

Chiến lược triển khai Upsell và Cross Sell

Chiến lược triển khai Upsell và Cross Sell

Cross-selling

Tạo chiến lược cross-selling cần có một kế hoạch cụ thể, bạn nên tập trung và ba lĩnh vực chính sau đây: Phân khúc khách hàng, mức độ liên quan và tính kịp thời.

Phân khúc khách hàng

Tạo các phân khúc khách hàng dựa trên hành vi hoặc đặc điểm mua sắm hoặc lịch sử mua sắm của họ.

Bạn có thể chia phân khúc cơ sở khách hàng của mình bằng cách xây dựng hồ sơ người dùng và dựa vào đó để phân tích.
Dưới đây là một số yếu tố bạn cần xem xét để tạo ra các phân khúc khách hàng cụ thể:

  • Tuổi
  • Vị trí địa lý
  • Giới tính
  • Lịch sử mua hàng
  • thái độ của người dùng đối với sản phẩm của bạn
  • Sô lần quay lại mua hàng
  • Tình trạng kinh tế

Khi bạn có cái nhìn tổng quan về từng phân khúc mà bạn đang nhắm mục tiêu, bạn sẽ có thể xây dựng chiến lược cross sell và upsell sát với nhu cầu và sở thích của từng phân khúc khách hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Mức độ liên quan của sản phẩm

Giới thiệu các mặt hàng bổ sung có liên quan cho khách hàng của bạn là chìa khóa để bán chéo thành công. Nếu bạn đang bán các sản phẩm POD trên Amazon, bạn cần nghiên cứu những mặt hàng nào thường được mua cùng nhau.

Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường, sản phẩm trên Amazon để xác định những sản phẩm bổ sung nào mà người mua có nhiều khả năng mua nhất.

Hoặc đơn giản hơn, dựa vào dữ liệu bán hàng của của hàng bạn để tìm ra những mặt hàng thường được mua cùng nhau nhất và cung cấp combo cho khách hàng.

Tính kịp thời

Khi lập chiến lược bán kèm, bạn cần cân nhắc thời điểm tốt nhất để tiếp cận đối tượng. Bạn nên xây dựng kế hoạch thực hiện cross-selling cụ thể trong hành trình mua hàng của khách hàng.

  • Khi mua hàng: Trên mỗi trang sản phẩm, Amazon sẽ đề xuất các sản phẩm thường được mua cùng nhau và kết hợp các sản phẩm này tạo thành combo để khiến khách hàng cảm thấy như họ đang mua được một món hời.
  • Thông báo email: Một cơ hội khác để cross-sell là thông qua thông báo email theo dõi đơn hàng mà bạn gửi cho khách hàng sau khi họ mua hàng của bạn. Bạn có thể tận dụng những email này như một cơ hội để bán chéo.

Upselling

Upsell trước và sau khi mua hàng

Bạn có thể Upsell cả trước và sau khi bán và thậm chí trong khi bán. Cơ bản Upsell thường được thực hiện trước khi khách hàng mua hàng. để có thể nâng giá trị doanh thu.

Tuy nhiên, Upsell sau khi mua hàng cũng mang đến cho khách hàng thêm cơ hội mua sắm sản phẩm khác mà không cần bỏ qua đơn hàng ban đầu.

Tặng voucher

Tặng mã giảm giá cho khách hàng có thể sử dụng chúng cho lần mua tiếp theo. Sau đó giới thiệu các mặt hàng mà họ có thể mua và sử dụng voucher.

Đối với các voucher, bạn nên tạo có thời hạn, để khách hàng có thể nhanh chóng mua hàng cho lần tới. Ví dụ như voucher chỉ có giá trị 3 tháng kể từ ngày tặng.

Tận dụng thời gian chăm sóc khách hàng

Trong thời gian nhắn tin, gọi điện tư vấn cho khách hàng về sản phẩm họ đang quan tâm, bạn có thể giới thiệu thêm cho họ các sản phẩm phiên bản cao cấp. Hãy tập trung vào các giá trị bản cao cấp mang lại. Điều này có thể giúp upsell dễ dàng hơn và tăng tổng giá trị đơn hàng từ các khách hàng.

Mẹo thực hiện Cross sell và Upsell hiệu quả

Mẹo thực hiện Upselling & Cross-selling hiệu quả

1: Không tạo ra quá nhiều sự lựa chọn

Một sai lầm phổ biến khi thực hiện Upselling – Cross-selling là cố gắng “tấn công” khách hàng với quá nhiều các sản phẩm upsell và crross-sell. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này không hiệu quả và có thể khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và quyết định không mua gì nữa.

Hãy biến chiến lược upsell thành một gợi ý nhẹ nhàng và cá nhân hóa. Bạn nên tập trung đưa ra những gợi ý có giá trị, có ích tới khách hàng.

Ví dụ, nếu khách hàng đang mua một chiếc cốc uống cafe, bạn có thể gợi ý cho họ các mẫu đế lót cốc POD với họa tiết độc đáo, hay thìa cafe.

2: Tạo sẵn các gói sản phẩm

Một cách hiệu quả để thực hiện Cross sell và Upsell cho các seller đang bán các sản phẩm POD là tạo ra các gói sản phẩm phù hợp.

Thay vì đề xuất cross-sell từng sản phẩm riêng lẻ, bạn có thể tạo các gói sản phẩm (combo) khác nhau. Tức là, một khách hàng có thể mua nhiều sản phẩm cùng nhau thông qua gói.

Ví dụ, nếu bạn bán các sản phẩm Print-on-Demand T-shirt, bạn có thể tạo ra các combo và có thể thêm một chút giảm giá để khách hàng cảm thấy “hời”.

Ví dụ:

  • Áo thun + túi tote + mũ
  • Áo thun + mũ + khẩu trang + tất

Các sản phẩm trong combo có sự “liên quan” tới nhau, tạo ra sự “hợp lý” khi mua hàng, và khách hàng sẽ sẵn sàng chi tiền hơn.

Ngoài ra, việc tạo ra các combo như này cũng giúp khách hàng cảm thấy được tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

3: Áp dụng chiến thuật neo giá – Price anchoring

Một sự lựa chọn kém hơn làm cho một sự lựa chọn tương tự nhưng ưu việt hơn trông đẹp hơn ngay cả khi những sự lựa chọn khác rẻ hơn.

Price anchoring là một chiến lược được sử dụng để tạo ra sự so sánh giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ và giá trị mà khách hàng đang xem xét. Khi sử dụng chiến lược này, một giá trị cố định sẽ được sử dụng như một ” mỏ neo” để so sánh với các giá trị khác.

Ví dụ bạn đang bán áo chống nắng POD trên Amazon:

  • Gói 1: Áo chống nắng: 5$
  • Gói 2: Áo chống nắng + Mũ lưỡi chai: 6,5$
  • Gói 3: Áo chống nắng + Mũ lưỡi chai (bản cao cấp) + tặng kèm 2 chiếc khẩu trang: 6.6$

Ở ví dụ này, gói 2 được đưa ra làm mồi để nâng giá trị cho combo thứ 3. Ai sẽ chọn combo 2 với giá 6,5$, trong khi chỉ cần thêm 0,1$ là bạn sẽ có thể mua được thêm chiếc mũ lưỡi chai bản xịn hơn, lại còn được tặng kèm 2 chiếc khẩu trang.

Trong ví dụ này khả năng cao là khách hàng sẽ tập trung chính vào 2 sự lựa chọn 1 và 3.

Trong đó gói 3 chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn bởi sự tiện lợi từ các sản phẩm đi kèm cùng với giá thành phải chăng. Đặc biệt khách hàng nào cũng thích được tặng kèm quà, hoặc giảm giá khi mua theo combo.

4: Gợi ý các sản phẩm có ích

Nguyên tắc chính trong upsell và cross sell là hỗ trợ khách hàng, đề xuất các sản phẩm có mang lại lợi ích và phù hợp với nhu cầu của họ.

Sử dụng dữ liệu và hành vi của khách hàng để đưa ra các đề xuất phù hợp được cá nhân hóa có khả năng đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề hiện tại hoặc tiềm ẩn của họ.

Cuối cùng, không “tấn công” khách hàng với quá nhiều sản phẩm upsell và cross sell.

Kết luận

Cả Cross sell và Upsell đều là những chiến lược kinh doanh hiệu quả để tăng doanh số, lợi nhuận, và tăng khả năng giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp POD của bạn.

Để áp dụng hiệu quả Cross-selling và Upselling, bạn cần nắm bắt thông tin khách hàng chi tiết và phân tích thị trường kỹ càng. Các chiến lược này cần được thực hiện một cách nhạy bén và hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất

Shopping cart close