Bán hàng trên Shopify được không còn là điều xa lạ đối với các doanh nghiệp và các seller trên toàn thế giới. Với Shopify, việc bán hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ ngày nay.
Tuy nhiên, để thành công trong kinh doanh trên Shopify, bạn cần có một chiến lược bán hàng hiệu quả và nắm rõ các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Trong bài viết này, Onospod sẽ đưa cho bạn những thông tin cần thiết nhất để có thể bắt đầu bán hàng qua Shopify ngay hôm nay, cũng như đưa ra các tip giúp tăng doanh số và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả nhất.
Nền tảng Shopify là gì?
Nền tảng Shopify là một nền tảng thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp tạo website bán hàng online theo mô hình Cloud SaaS với giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Với Shopify, các seller có thể dễ dàng tùy chỉnh các thiết kế của cửa hàng trực tuyến của mình mà không cần có kỹ năng lập trình.
Bên cạnh đó, sử dụng nền tảng Shopify cũng giúp bạn dễ dàng quản lý sản phẩm, các đơn đặt hàng, thanh toán, vận chuyển và lưu trữ thông tin khách hàng. Nền tảng này cũng hỗ trợ tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba, cung cấp cho người dùng các công cụ để phát triển kinh doanh trực tuyến của mình.
Lợi ích và hạn chế bán hàng trên Shopify
Lợi ích
1: Đơn giản hóa quy trình bán hàng trực tuyến
2: Cung cấp nhiều tính năng để tùy chỉnh giao diện, dễ sử dụng với người không biết lập trình web
3: Cung cấp các công cụ quản lý đơn giản và hiệu quả
4: Cung cấp nhiều công cụ marketing để thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng
5: Hỗ trợ tính năng SEO mạnh mẽ giúp tối ưu hóa trang web bán hàng và giúp sản phẩm của bạn được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Hạn chế / khó khăn
1: Shopify không miễn phí: Bạn phải trả phí hàng tháng để sử dụng nền tảng của họ.Giới hạn tính năng khó tùy chỉnh các tính năng đặc biệt. Mặc dù Shopify cung cấp nhiều tính năng hữu ích, tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các tính năng đặc biệt hoặc tùy chỉnh cao, bạn sẽ phải trả thêm phí hoặc sử dụng các ứng dụng bên ngoài.
2: Khó khăn khi muốn thay đổi nền tảng: Nếu bạn muốn chuyển sang một nền tảng khác, việc di chuyển dữ liệu từ Shopify sang nền tảng mới có thể gặp khó khăn và tốn kém.
3: Chưa hỗ trợ thẻ thanh toán nội địa Việt Nam: Shopify chưa hỗ trợ tính năng thanh toán bằng thẻ nội địa Việt Nam, điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn bán hàng trực tuyến cho khách hàng trong nước.
Chi phí để bắt đầu bán hàng qua Shopify
Dưới đây là thông tin chi tiết về các gói dịch vụ của Shopify để bắt đầu bán hàng trên Shopify.
- Gói Basic Shopify: Giá 19 USD/tháng, bao gồm các tính năng cơ bản như đăng tải sản phẩm, chấp nhận thanh toán, quản lý đơn hàng và khách hàng.
- Gói Shopify: Giá 49 USD/tháng, bao gồm các tính năng cơ bản của gói Basic Shopify cùng với tính năng tùy chỉnh giao diện website, tích hợp bảng điều khiển chăm sóc khách hàng và chạy quảng cáo.
- Gói Advanced Shopify: Giá 259 USD/tháng, bao gồm tất cả các tính năng của gói Shopify cùng với tính năng tích hợp chương trình thưởng cho khách hàng, tích hợp các công cụ quản lý tồn kho và tùy chỉnh báo cáo.
Các cách để bán bán hàng qua Shopify thành công 2023
1: Tìm ngách sản phẩm
Tìm ngách sản phẩm trên Shopify là một quá trình quan trọng giúp bạn tìm ra những sản phẩm đặc biệt và có thể bán được trên nền tảng này.
Sử dụng các công cụ như Semrush, Google Trends, Amazon Best Sellers và Google Keyword Planner để tìm hiểu thêm về xu hướng mua sắm hiện tại và các từ khóa phổ biến. Khi đã có danh sách các sản phẩm tiềm năng, bạn nên đánh giá các sản phẩm đó dựa trên:
- Mức độ cạnh tranh
- Lợi nhuận dự kiến
- Độ phổ biến
- Khả năng tiếp cận với đối tượng khách hàng
Sau đó, bạn có thể chọn ra các sản phẩm thích hợp nhất bắt đầu công việc bán hàng trên Shopify của mình.
2: Xác định khách hàng lý tưởng – Customer target
Xác định đối tượng khách hàng lý tưởng là một bước rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Để xác định đối tượng khách hàng lý tưởng, bạn cần tìm hiểu các thông tin khách hàng của mình tiềm năng bao gồm: độ tuổi, giới tính, thu nhập và vị trí địa lý.
Mục đích của việc này là nhằm xác định rõ những thứ mà khách hàng đang tìm kiếm, sở thích và thói quen mua sắm của họ.
Khi đã có được thông tin đầy đủ về đối tượng khách hàng của mình, bạn có thể tạo ra một hồ sơ khách hàng lý tưởng và tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với họ.
3: Đầu tư vào thiết kế trang web
Đầu tư vào thiết kế trang web trên Shopify rất cần thiết vì đây là nơi khách hàng của bạn sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Một trang web chuyên nghiệp giúp bạn tạo dựng được thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường.
Nó cũng giúp bạn nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tăng cơ hội bán hàng. Bên cạnh đó, một trang web tốt còn giúp bạn cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, thu hút lượng truy cập lớn và tăng doanh thu bán hàng.
4: Tối ưu hóa nội dung các trang sản phẩm
Một trong những cách tốt nhất để bán hàng trên Shopify thành công, giúp gia tăng thêm doanh số bán hàng là đầu tư vào các trang sản phẩm của bạn.
- Tối ưu hóa nội dung các trang sản phẩm trên Shopify giúp nâng cao khả năng tìm kiếm và gia tăng doanh số bán hàng của bạn.
- Tập trung vào việc sử dụng từ khóa đúng cách trong tiêu đề, mô tả sản phẩm và thẻ meta.
- Đảm bảo rằng nội dung của trang sản phẩm được mô tả chi tiết, hấp dẫn và hữu ích cho khách hàng.
- Tối ưu chất lượng ảnh và video sản phẩm. Nên sử dụng chất lượng ảnh cao và thể hiện đầy đủ tính năng của sản phẩm.
5: Tạo kế hoạch tiếp thị cụ thể
Tạo kế hoạch tiếp thị để bán sản phẩm trên Shopify là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh online. Bạn cần tìm hiểu về đối tượng khách hàng của mình và xác định các kênh tiếp thị phù hợp như email, social media hoặc quảng cáo trả tiền để đưa ra kế hoạch cụ thể và hiệu quả.
- Qua Email
Xác định đối tượng khách hàng của mình và tạo danh sách email để gửi thông tin khuyến mãi hoặc tin tức mới nhất đến họ. Sau đó, bạn có thể thiết kế một email chuyên nghiệp với nội dung hấp dẫn và hình ảnh thu hút sự chú ý. Hãy đảm bảo rằng email của bạn có giao diện thân thiện với người dùng và được tối ưu hóa để hiển thị đúng trên các thiết bị di động.
- Qua mạng xã hội
Các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram vô cùng phổ biến, hãy xác định nền tảng mạng xã hội phù hợp với doanh nghiệp và tạo nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn.
Hãy đảm bảo rằng bạn đăng nội dung thường xuyên và tương tác với khách hàng của mình để tăng tính tương tác và tạo sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn cũng nên sử dụng quảng cáo trả tiền để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình trên các nền tảng mạng xã hội.
6: Tạo kế hoạch giữ chân khách hàng cũ
Đừng bao giờ chỉ chăm chăm vào thu hút những khách hàng mới, tệp khách hàng cũ thực chất vô cùng tiềm năng mà bạn cũng càn có chiến lược giữ chân họ.
- Hãy cung cấp cho khách hàng cũ những trải nghiệm tốt nhất có thể với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Tạo các chương trình khuyến mãi đặc biệt tri ân khách hàng cũ hoặc tặng quà cho khách hàng thường xuyên mua hàng để thể hiện sự trân trọng của bạn đối với họ.
- Hãy liên hệ với khách hàng cũ của mình thường xuyên để tạo sự gắn kết và tăng tính tương tác với họ. Phải thật tinh tế để họ không cảm thấy bị làm phiền nhé!
7: Tối ưu chất lượng ảnh sản phẩm
Tối ưu chất lượng ảnh sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Nên sử dụng ảnh có độ phân giải cao, đẹp và rõ nét với kích thước ảnh phù hợp. Chất lượng ảnh cao đôi khi sẽ khiến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng, đặc biệt với các sản phẩm về thời gian, chất lượng ảnh lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cần chú ý đến việc đặt tên file hợp lý và tối ưu hóa kích thước file để tránh giảm tốc độ tải trang.
8: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình
Bằng cách đảm bảo rằng khách hàng của bạn được hỗ trợ tận tình và chu đáo, bạn sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng hơn về trải nghiệm mua sắm của họ và có khả năng quay lại mua sắm thêm ở cửa hàng của bạn trong tương lai.
Hơn nữa, đối với các khách hàng đã trải qua trải nghiệm mua sắm tốt và được hỗ trợ tốt, họ sẽ giới thiệu cửa hàng của bạn cho bạn bè và gia đình của họ, giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng mới và tăng doanh thu của mình.
9: Cung cấp miễn phí vận chuyển
Chương trình miễn phí vận chuyển là một chiêu thức rất hiệu quả để tăng doanh thu bán hàng trên Shopify. Khách hàng thường rất quan tâm đến chi phí vận chuyển, nếu bạn cung cấp dịch vụ miễn phí vận chuyển, đó sẽ là một yếu tố thu hút khách hàng lớn.
Ngoài ra, chương trình miễn phí vận chuyển cũng giúp khách hàng có động lực mua nhiều sản phẩm hơn để được hưởng lợi ích này. Để triển khai chương trình này, bạn cần cân nhắc các chi phí khác để đưa ra mức giá sản phẩm hợp lý.
Kết luận
Bán hàng trên Shopify là một cách hiệu quả để tạo ra một cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp và tăng doanh số bán hàng. Nền tảng này cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ để tùy chỉnh giao diện cửa hàng, quản lý sản phẩm và đơn hàng, xây dựng chiến lược tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, bán hàng trên Shopify là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên để thành công trên nền tảng này yêu cầu các seller và doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiệu quả. Mong rằng bài viết hữu ích cho bạn!
Read more