Quảng cáo Amazon (Amazon Ads) là một trong những hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Với lượng truy cập hàng triệu người dùng mỗi ngày, Amazon đã trở thành một nơi lý tưởng để các seller quảng cáo các sản phẩm Print on Demand.
Quảng cáo trên Amazon cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, cho phép các nhà bán hàng tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu. Với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, chạy quảng cáo trên Amazon giúp các seller nâng cao tầm nhìn và doanh số sản phẩm của họ trên Amazon.
Trong bài viết này Onospod sẽ hướng dẫn bạn cách tối ưu quảng cáo Amazon để tăng doanh thu hiệu quả!
Quảng cáo Amazon là gì?
Quảng cáo Amazon là một hình thức quảng cáo trực tuyến được cung cấp bởi Amazon, cho phép các nhà bán hàng quảng cáo sản phẩm của họ trên trang web Amazon.
Ví dụ, khi bạn nhập một từ khóa trên thanh tìm kiếm Amazon các kết quả sẽ xuất hiện, trong đó một số kết quả gắn chữ “sponsored” hiện thị ngay đầu, đây chính là những sản phẩm được chạy quảng cáo.
Quảng cáo Amazon bao gồm Amazon Sponsored Products, Amazon Sponsored Brands và Amazon Sponsored Display. Những loại quảng cáo này cho các nhà bán hàng tăng nhận diện thương hiệu, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng.
Các loại quảng cáo trên Amazon
1: Sponsored Products
Sponsored Products là một loại quảng cáo trên Amazon cho phép người bán hàng quảng cáo sản phẩm của mình trực tiếp trên đầu trang kết quả tìm kiếm và thu hút khách hàng một cách nhanh chóng.
Sản phẩm được đưa ra theo hình thức trả phí theo mỗi lượt nhấp chuột (CPC), tức là người bán hàng chỉ phải trả phí khi có người click vào quảng cáo.
2: Sponsored Brands
Sponsored Brands là một dịch vụ quảng cáo của Amazon cho phép các seller quảng cáo tên thương hiệu, sản phẩm và logo của họ trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trang sản phẩm.
Dịch vụ này giúp người bán hàng hiển thị những sản phẩm đặc trưng của mình và thu hút khách hàng đến gian hàng thương hiệu của bạn.
Với Sponsored Brands, bạn sẽ phải trả phí khi có người nhấp vào quảng cáo. Để sử dụng dịch vụ quảng cáo này, người bán hàng cần phải đăng ký tài khoản quảng cáo trên Amazon.
3: Sponsored Display
Sponsored Display cho phép người bán hàng quảng cáo sản phẩm của mình trên trang sản phẩm, trang chi tiết sản phẩm, trang danh mục sản phẩm và trang chủ của Amazon.
Sponsored Display có thể được thanh toán dưới hai hình thức CPC – trả phí theo mỗi lượt nhấp chuột hoặc CPM – trả phí khi đạt 1000 lượt hiển thị.
Nói cách dễ hiểu hơn, người bán hàng chỉ phải trả tiền cho Amazon khi có người click vào quảng cáo hoặc sẽ phải trả tiền quảng cáo khi nó đạt 1.000 lượt hiển thị.
4: Amazon Video Ads
Amazon Video Ads Amazon cho các seller quảng cáo video sản phẩm trên trang sản phẩm, trang chi tiết sản phẩm và trang danh mục sản phẩm của Amazon.
Hình thức quảng cáo này giúp người bán hàng tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng thông qua các video quảng cáo bắt mắt và chất lượng.
Amazon Video Ads được đưa ra theo hình thức chi phí theo mỗi lượt nhấp chuột (CPC) hoặc chi phí khi đạt 1000 lượt hiển thị (CPM). Bạn lựa chọn 1 trong 2 hình thức trả phí trên tùy thuộc vào mục tiêu quảng cáo.
Trên đây là những loại quảng cáo phổ biến nhất, ngoài ra còn một số loại quảng cáo Amazon khác:
- Amazon Stores
- Amazon Audio ads
- Custom advertising
- Amazon DSP
- Amazon Attribution
Tại sao nên chạy quảng cáo trên Amazon?
1: Tăng hiển thị sản phẩm – thương hiệu
Một trong những lợi ích của Amazon Ads là tăng cơ hội hiển thị sản phẩm và thương hiệu của bạn đến với khách hàng tiềm năng.
Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên Amazon, quảng cáo sẽ giúp các sản phẩm POD của bạn xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm, giúp sản phẩm của bạn dễ dàng được tìm thấy và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
2: Cải thiện doanh thu
Quảng cáo trên Amazon giúp tăng mức độ hiển thị các sản phẩm Print on Demand của bạn, đồng thời giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng khả năng chuyển đổi.
Phần lớn khách hàng lên Amazon tìm kiếm sản phẩm vì có mục đích mua sắm, do vậy khi các sản phẩm của bạn được đẩy lên top đầu kết quả tìm kiếm, tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ theo đó được tăng lên, tạo doanh thu cho cửa hàng dễ dàng hơn.
Điều quan trọng là cần nghiên cứu đúng từ khóa sản phẩm, để khi khách hàng gõ từ khóa, sản phẩm của bạn sẽ hiện ngay trong trang kết quả.
3: Nâng cao nhận thức thương hiệu
Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh POD hoặc đang muốn mở rộng thị trường của mình, việc quảng cáo trên Amazon là một cách hiệu quả để giới thiệu thương hiệu của bạn đến với khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo trên Amazon có thể giúp xây dựng một hình ảnh thương hiệu tốt hơn, tăng độ tin cậy và uy tín của thương hiệu của bạn đối với khách hàng.
4: Thu thập dữ liệu khách hàng
Quảng cáo trên Amazon cũng cho phép bạn thu thập dữ liệu về khách hàng. Khi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm Print on Demand hoặc nhấp vào quảng cáo của bạn, bạn có thể thu thập thông tin về hành vi mua hàng, thông tin về khách hàng và nhiều thông tin khác.
Những dữ liệu này có thể giúp bạn tạo ra các chiến dịch quảng cáo sau chính xác và hiệu quả hơn, tăng cơ hội bán hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Hướng dẫn các bắt bắt đầu và tối ưu chiến dịch quảng cáo Amazon
1: Nghiên cứu đối thủ, từ khóa
Bước đầu tiên là nghiên cứu đối thủ và từ khóa. Bạn cần tìm hiểu đối thủ của mình và các từ khóa mà họ đang sử dụng để quảng cáo sản phẩm của mình trên Amazon.
Dựa vào các dữ liệu này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường và xác định các từ khóa mà bạn cần sử dụng để quảng cáo sản phẩm của mình. Bạn có thể sử dụng sự hỗ trợ từ các công cụ nghiên cứu thị trường free như Google Trends.
2: Tối ưu Amazon listing
Đảm bảo rằng thông tin về sản phẩm Print on Demand của bạn được mô tả chi tiết, có hình ảnh đẹp và giá cả hợp lý sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi khi khách hàng bấm vào quảng cáo.
Khi tối ưu Amazon listing, có một số điểm cần chú ý như sau:
- Từ khóa: Tìm kiếm và sử dụng từ khóa liên quan đến sản phẩm để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của bạn trên Amazon.
- Tiêu đề sản phẩm: Tiêu đề sản phẩm nên rõ ràng, ngắn gọn và có chứa từ khóa. Nó cũng nên mô tả đầy đủ sản phẩm.
- Mô tả sản phẩm: Mô tả sản phẩm nên chi tiết và thú vị, với nhiều thông tin hữu ích để giúp người dùng quyết định mua sản phẩm. Hãy đảm bảo rằng mô tả có chứa từ khóa và tập trung vào lợi ích của sản phẩm.
- Hình ảnh sản phẩm: Hình ảnh sản phẩm nên rõ ràng và chất lượng cao để hiển thị đầy đủ sản phẩm. Hãy sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để hiển thị sản phẩm từ các góc độ khác nhau.
- Giá sản phẩm: Giá sản phẩm nên cạnh tranh và hợp lý để thu hút khách hàng.
- Đánh giá sản phẩm: Đánh giá sản phẩm quan trọng để khách hàng có thể đánh giá sản phẩm của bạn. Hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có đánh giá tích cực và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Phân loại sản phẩm: Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được phân loại đúng cách để khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm trên Amazon.
3: Tạo chiến dịch
Bước 1: Đăng nhập vào Seller Central
Nếu bạn chưa có tài khoản Amazon, hãy đăng ký ngay theo hướng dẫn bên dưới:
Nhấp vào Advertising và chọn Campain Manager, sau đó chọn loại chiến dịch bạn muốn.
Chấp nhận các điều khoản và điều kiện và nhấp vào “Join Now“. Tiếp theo bạn sẽ được chuyển đến trang tạo chiến dịch trong trình quản lý chiến dịch
Bước 2: Tạo chiến dịch (Create Campaign)
- Campaign name (Tên chiến dịch): Nhập tên chiến dịch
- Start and end date (Ngày bắt đầu và ngày kết thúc): Bạn nên nhập ngày bắt đầu và để trống ngày kết thúc để chiến dịch luôn hoạt động. Bên cạnh đó bạn cũng không cần phải tạo lại chiến dịch mới và có thể cập nhật ngân sách của mình khi cần.
- Daily budget (Ngân sách hàng ngày): Đây là số tiền trung bình hàng ngày mà bạn phải chi trả.
- Targeting type (Mục tiêu): Nếu mới bắt đầu làm quảng cáo, bạn có thể chọn mục tiêu tự động do Amazon đề xuất (Automatic targeting)/. Tuy nhiên bạn nên tự nghiên cứu từ khóa, đối thủ và chọn Manual Targeting có thể tự target được đối tượng khách hàng mình mong muốn.
Bước 3: Tạo nhóm quảng cáo (Create an Ad group)
Tạo một nhóm quảng cáo là tập hợp các sản phẩm/ASINS mà bạn muốn quảng cáo. Các sản phẩm được đặt cùng nhau trong một nhóm quảng cáo có cùng giá thầu và cùng mục tiêu.
Bước 4: Chọn sảm phẩm chạy quảng cáo
Đầu tiên bạn cần nhập tên nhóm quảng cáo, sau đó chọn các sản phẩm Print on Demand mà bạn muốn quảng cáo.
Bước 5: Mục tiêu (Targeting)
Có hai chiến lược nhắm mục tiêu để chọn gồm tự động (auomatic) và thủ công (manual).
- Mẹo: Nếu bạn mới chạy ads, bạn nên bắt đầu với nhắm mục tiêu tự động. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên tự nghiên cứu từ khóa để chọn Manual Targeting để có hiệu quả tốt nhất, đúng kế hoạch của bạn.
Bước 6: Chọn giá thầu (Campaign Bidding Strategy)
Bạn cần nhập giá thầu – giá mỗi lần nhấp chuột (CPC). Bạn có thể đặt theo ngân sách, tuy nhiên không nên chọn giá thầu cố định vì sẽ không thể điều chỉnh ngân sách trong quá trình chạy quảng cáo. Tùy vào kế hoạch đề ra, hãy chọn chiến lược giá thầu phù hợp nhất.
Sau tất cả các bước trên click vào “Launch Campign”.
4: Kiểm tra, đo lường và điều chỉnh
Việc kiểm tra, đo lường và điều chỉnh quảng cáo trên Amazon rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Bạn cần thường xuyên kiểm tra tỷ lệ nhấp chuột, số lần hiển thị, tỷ lệ tương tác và doanh thu, và nhiều dữ liệu khác để xác định xem quảng cáo của bạn có đang đi đúng kế hoạch hay không. Nếu không, bạn cần điều chỉnh lại chiến dịch quảng cáo để đảm bảo rằng nó đang nhắm đúng đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận.
Bên cạnh đó, những con số này cũng giúp bạn biết được hiệu quả của chiến dịc, đồng thời là nền tảng để cải thiện hiệu quả của chiến dịch quảng cáo sau này.
5 điều quan trọng cần lưu ý trước khi chạy quảng cáo Amazon
1: Cần tối ưu danh sách Amazon
Thứ nhất, tối ưu hóa listing Amazon là điều cần thiết trước khi chạy quảng cáo. Đảm bảo rằng các sản phẩm POD của bạn đã được mô tả chi tiết, có hình ảnh đẹp, giá cả hợp lý và đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi khi khách hàng bấm vào quảng cáo.
2: Nắm rõ ngân sách – kiểm soát chi phí
Thứ hai, nắm rõ và kiểm soát chi phí là điều rất quan trọng khi chạy quảng cáo Amazon. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ chi phí của từng quảng cáo và đặt ngưỡng chi phí phù hợp với ngân sách cho từng chiến dịch quảng cáo.
3: Lựa chọn từ khóa
Thứ ba, chọn đúng từ khóa là một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao khi chạy quảng cáo Amazon. Điều này yêu cầu bạn nghiên cứu từ khóa và lựa chọn các từ khóa phù hợp với sản phẩm của bạn và sự tìm kiếm của khách hàng.
4: Thường xuyên theo dõi ngân sách
Thứ tư, luôn theo dõi ngân sách hàng ngày để đảm bảo rằng bạn không vượt quá ngân sách được đặt ra cho chiến dịch quảng cáo của mình. Nếu bạn vượt quá ngân sách, bạn có thể phải trả thêm chi phí cho Amazon và điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
5: Chọn lựa thời điểm chạy quảng cáo hợp lý
Bạn nên nghiên cứu thị trường và đánh giá thời điểm phù hợp để chạy quảng cáo cho sản phẩm của mình. Ví dụ, trước các ngày lễ lớn hoặc mùa mua sắm sẽ là thời điểm tốt để chạy quảng cáo, lúc này nhu cầu mua sắm tăng mạnh, dễ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Quảng cáo Amazon là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp tiếp cận được đến hàng triệu khách hàng tiềm năng trên nền tảng bán hàng lớn nhất thế giới. Với việc sử dụng các công cụ quảng cáo Amazon hiệu quả, doanh nghiệp có thể tăng tương tác của sản phẩm, tăng doanh số bán hàng và nâng cao thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối đa, bạn cần phải nắm vững các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo.