Onospod

USP Trong Marketing Là Gì? Cách Tạo Một USP Hoàn Hảo 2023

USP Trong Marketing

Các sản phẩm và dịch vụ nói chung trên thị trường ngày càng đa dạng khiến cho khách hàng dễ dàng bị mất tập trung và phân vân khi đối diện với vô số lựa chọn. 

Trong bối cảnh đó, cạnh tranh và phát triển, các doanh nghiệp cần tìm ra cách để thu hút sự chú ý của khách hàng, khiến mình nổi bật hơn trong vô vàn đối thủ. Điều này làm nảy sinh một khái niệm vô cùng quan trọng trong lĩnh vực marketing – “USP”. 

Vậy USP Trong Marketing Là Gì? Tại sao USP lại đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh? 

Trong bài viết này, Onospod sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cách xác định và phát triển USP cho doanh nghiệp, cũng như nhìn vào những ví dụ thành công về cách các công ty áp dụng USP trong chiến lược marketing của họ.

USP Trong Marketing Là Gì?

USP trong Marketing là viết tắt của “Unique Selling Proposition” – Điểm Bán Hàng Độc Đáo. 

Đây là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing, đề cập đến yếu tố đặc biệt mà một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp để phân biệt và làm nổi bật mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

USP giúp khách hàng cảm thấy thích thú và hiểu rằng chỉ có sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp này có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ một cách tốt nhất. Điều này giúp thu hút sự quan tâm và lòng trung thành từ phía khách hàng, tạo nên một vị thế mạnh mẽ và bền vững cho doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh.

Một USP hiệu quả thường là sự kết hợp của các yếu tố đặc trưng riêng biệt như chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, tính sáng tạo trong thiết kế, giá cả cạnh tranh, hay mô hình kinh doanh độc đáo. Điều quan trọng là USP phải được định hình một cách rõ ràng và sáng sủa để làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.

USP Trong Marketing Là Gì?

Lợi Ích Của USP Trong Marteting

Thu Hút Khách Hàng Mục Tiêu

USP giúp doanh nghiệp phát triển một sự khác biệt độc đáo và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng sẽ nhận ra được những điểm mạnh riêng biệt mà doanh nghiệp mang lại, từ đó tạo sự ưu tiên và lòng tin khi lựa chọn mua hàng. Khi họ nhận ra rằng chỉ có doanh nghiệp này có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ một cách tốt nhất, việc thu hút khách hàng mục tiêu trở nên dễ dàng hơn.

Tăng Doanh Thu Bán Hàng

Bên cạnh đó, USP marketing có khả năng thuyết phục khách hàng về những lợi ích cụ thể mà họ sẽ nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi khách hàng nhận ra giá trị thực sự và độc đáo mà doanh nghiệp mang lại, họ sẵn lòng đưa ra quyết định mua hàng và không còn do dự. Điều này tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực tế, đồng thời tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.

Tăng Nhận Diện Thường Hiệu

USP trong Marketing cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Khi xây dựng USP và đưa nó vào chiến lược Marketing, doanh nghiệp sẽ xác định rõ hơn về những giá trị và ưu điểm mà thương hiệu muốn truyền tải. Điều này giúp xây dựng hình ảnh độc đáo và nổi bật, giúp thương hiệu nổi tiếng hơn và dễ dàng được nhận diện trên thị trường.

Tạo Dựng Lòng Tin Và Uy Tín

USP giúp thể hiện cam kết và độ tin cậy của doanh nghiệp đối với khách hàng. Khi khách hàng nhận ra rằng USP không chỉ là lời hứa trống rỗng mà thật sự là những giá trị đáng tin cậy, họ cảm thấy tin tưởng và tăng cường lòng trung thành với thương hiệu. Điều này giúp xây dựng uy tín và danh tiếng tốt cho doanh nghiệp, khiến cho khách hàng dễ dàng chia sẻ và giới thiệu thương hiệu đến những người khác.

Các Bước Tạo USP Cho Doanh Nghiệp

Bước đầu tiên trong quá trình tạo USP cho doanh nghiệp là hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung vào việc nghiên cứu, khám phá và đánh giá một cách cụ thể để có cái nhìn tổng quan về những đặc điểm độc đáo và lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại. 

Bước 1: Hiểu Rõ Sản Phẩm

Tạo USP (Unique Selling Proposition) cho doanh nghiệp là quá trình quan trọng giúp xây dựng điểm khác biệt và nổi bật trên thị trường cạnh tranh. Để tạo ra USP, bước đầu tiên là hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. 

Điều này yêu cầu bạn tập trung nghiên cứu và khám phá chi tiết để xác định những đặc điểm độc đáo và lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại. 

Dưới đây là một số câu hỏi doanh nghiệp có thể tự trả lời để hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ trong quá trình xây dựng và phát triển USP:

  • Bạn đang bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì?
  • Tính năng của sản phẩm/dịch vụ? 
  • Các tính năng đó có gì vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh?
  • Lợi ích và giá trị gì của sản phẩm/dịch vụ bạn đem lại lcho khách hàng?

Từ những câu trả lời của các câu hỏi trên, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về sản phẩm hoặc dịch vụ và từ đó xây dựng USP độc đáo và hấp dẫn. 

Bước 2: Nghiên Cứu Thị Trường Và Đối Thủ Cạnh Tranh

Google Trends - Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng USP cho doanh nghiệp. Đầu tiên, thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin chính xác về thị trường mục tiêu và hiểu rõ hơn về những yêu cầu, nhu cầu của khách hàng. 

Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu đối thủ trong cùng ngành hoạt động, doanh nghiệp có thể xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ, nhìn nhận những tính năng và dịch vụ độc đáo mà đối thủ đang cung cấp, cũng như hiểu rõ hơn về phong cách tiếp cận khách hàng của họ.

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nên tìm kiếm những “kẽ hở” mà đối thủ chưa khai thác hoặc chưa mạnh mẽ. Điều này mở ra cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu thương hiệu của mình một cách khác biệt và sáng tạo. Đặc biệt nếu bạn là người đi sau.

Hiện nay có rất nhiều công cụ nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh hỗ trợ các doanh nghiệp như Google Trends, đây là công cụ miễn phí của Google giúp bạn nắm bắt xu hướng hiện tại.

Bước 3: Xây Dựng Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu là bước quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khán giả.

Đây không chỉ là một hồ sơ đơn thuần về thông tin như nhân khẩu học và sở thích, mà còn là việc tìm hiểu sâu hơn về những nhu cầu và mong muốn của họ.

Trong quá trình này, doanh nghiệp nên tập trung so sánh các tính năng mà sản phẩm/dịch vụ cung cấp với nhu cầu của khách hàng. Từ đây đánh giá được cách mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề này một cách tốt nhất hay không.

Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm về những nhu cầu nào của khách hàng chưa được đáp ứng?

Nếu doanh nghiệp nhận thấy có nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc vấn đề nhức nhối chưa được giải quyết, đó có thể là một cơ hội để xây dựng USP độc đáo và hấp dẫn. 

Bước 4: Tổng Hợp Dữ Liệu Tạo Usp

Sau khi đã thu thập thông tin từ các bước nghiên cứu và xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo là tổng hợp và chọn lọc thông tin quan trọng để xác định USP (Unique Selling Proposition) cho doanh nghiệp.

Tổng hợp thông tin giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về tất cả các yếu tố liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cũng như về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Quá trình tổng hợp thông tin giúp làm rõ các mục tiêu và điểm mạnh mà doanh nghiệp muốn nhấn mạnh trong USP.

Sau khi đã tổng hợp thông tin, bước tiếp theo là chọn lọc thông tin quan trọng nhất để xác định USP. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét các yếu tố nào thực sự là đặc biệt và sẽ tạo nên sự khác biệt so với đối thủ. 

Hãy tập trung vào những điểm mạnh và lợi thế cốt lõi, doanh nghiệp có thể xây dựng USP sắc nét và hấp dẫn, hướng đến việc giải quyết nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu một cách tối ưu.

Bước 5: Đánh Giá Hiệu Quả

Sau khi đưa USP vào hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá để xác định liệu USP đã đạt được những yêu cầu và hiệu quả như mong muốn hay chưa. 

Để thực hiện đánh giá hiệu quả, doanh nghiệp cần đặt ra các tiêu chí và mục tiêu cụ thể mà USP định hướng từ trước đó. Điều này bao gồm việc xác định các chỉ số đo lường và tiêu chí thành công mà doanh nghiệp muốn đạt được. 

Các chỉ số có thể bao gồm tăng trưởng doanh số bán hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tăng cường lòng trung thành của khách hàng, hoặc mở rộng thị trường tiềm năng.

Dựa vào kết quả đánh giá, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ thành công của USP và xác định liệu cần điều chỉnh, tối ưu hóa hay cải thiện USP. 

Ví Dụ Về Sự Thành Công Của USP

usp marketing

Biti’s: “Nâng niu bàn chân Việt”

USP của Biti’s là “Nâng niu bàn chân Việt” đã giúp thương hiệu này trở thành “giày quốc dân” tại Việt Nam. Sứ mệnh này thể hiện cam kết của Biti’s trong việc chăm sóc và bảo vệ đôi chân của người dân Việt trong suốt nhiều năm qua.

Với khẩu hiệu “Nâng niu bàn chân Việt”, Biti’s cam kết tạo ra những sản phẩm giày dép chất lượng cao, đẹp, đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong nhiều năm.

Một điểm đặc biệt nổi bật của USP này là sự tập trung vào sự an toàn, êm nhẹ và thoải mái cho người sử dụng. Biti’s không chỉ tạo ra những đôi giày, dép thời trang mà còn đặt lợi ích và sức khỏe của người dùng lên hàng đầu. Điều này đã tạo nên lòng tin và sự gắn kết mạnh mẽ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Kết Luận

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn có cái nhìn tổng quan về “USP Trong Marketing Là Gì?”

USP là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. USP giúp định hình hình ảnh và giá trị độc đáo của doanh nghiệp, từ đó gợi lên nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. 

Để xây dựng USP thành công, doanh nghiệp cần hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ, chân dung khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Từ việc tổng hợp và chọn lọc thông tin, doanh nghiệp có cơ hội tạo ra USP sắc nét, hấp dẫn và tạo nên sự khác biệt bền vững trên thị trường.

Shopping cart close